Mỹ phẩm Lê Trần

Nám da là tình trạng những mảng màu nâu xuất hiện trên da do sự gia tăng của sắc tố melanin. Melanin hay còn gọi là hắc sắc tố là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Theo các nghiên cứu, melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả, đóng vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV.

Tuy nhiên, nếu được sản xuất quá nhiều sắc tố này sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định trên da. Hiện tượng này gọi là nám da.

Nám da thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Ở phụ nữ, vùng nám thường xuất hiện ở hai bên gò má, mũi, cằm hoặc trán. Nám da lành tính và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của người mắc phải. Tuy nhiên, những đốm sắc tố khiến cho da trông không đều màu và kém thẩm mỹ khiến nhiều chị em trở nên e ngại, thiếu tự tin trong cuộc sống.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, trong đó có 6 nguyên nhân chính có thể kể đến như sau:

  1. Ánh nắng:
  • Trong ánh nắng mặt trời có chứa 2 loại tia là: UVA, UVB.
  • Tia UVA gần với vùng ánh sáng nhìn thấy, chúng có khả năng xuyên qua tầng ozone, xuyên qua mây, xuyên qua cửa kính và cả tường nhà. Loại tia này hoạt động trong cả bóng râm, là nguyên nhân gây nám da ngầm cho tất cả phụ nữ.
  • Tia UVB gần tia UVA hơn, nhưng chúng bị chặn lại bởi mây sau khi qua được tầng ozone. Loại tia này có nặng lượng rất mạnh, chúng là nguyên nhân gây nám, cháy da, ung thư da.
  • Khi ánh nắng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da sẽ dẫn đến sản sinh bất thường một lượng melanin. Đây là nguyên nhân khiến những đốm nám hình thành và ngày càng lan rộng. Bên cạnh đó, tia UV trong ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc dưới da gây ra hiện tượng da khô, lão hóa thậm chí là ung thư da.
  1. Thuốc tránh thai:

Sử dụng thuốc tránh thai thường gây ra sự thay đổi hormone trong cơ thể sau khi uống. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này không phải lúc nào cũng xảy ra với tất cả mọi người. Nám da chỉ xuất hiện khi dùng thuốc tránh thai trên một số người đặc biệt và thường là với các loại chứa progestins. Nám, tàn nhang nếu có, thường sẽ ổn định sau một thời gian dùng thuốc.

  1. Mỹ phẩm:

Nhiều người sẽ thắc mắc rằng, tại sao dùng mỹ phẩm làm trắng da lại có thể gây nám da, sạm da hay tàn nhang? Câu trả lời là: các sản phẩm làm trắng da có tác dụng tẩy da- da bị  bào mòn, bị bóc tầng bì, thay thế bằng một lớp da mới- non và mỏng. Nếu cứ lạm dụng, sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến da mỏng và yếu, dễ bắt nắng, tăng lượng sắc tố melanin làm xuất hiện các đốm nám, sạm, tàn nhang. Nếu che chắn không kĩ, tia cực tím của mặt trời có thể khiến da lão hóa nhanh hơn.

  1. Di truyền:

Nám da di truyền được hình thành trên cơ chế tự động sao chép gen. Vì vậy, trường hợp đứa trẻ được sinh ra có cha mẹ từng bị nám da thì khả năng đứa bé bị nám da rất cao. Nám da di truyền thường xuất hiện ngay khi đứa trẻ được sinh ra và theo nó suốt đời. Hoặc nó sẽ xuất hiện vào một giai đoạn nào đó của cuộc đời giống như cha mẹ nó đã từng trải qua. Đặc điểm của nám da di truyền là có khuynh hướng tăng lên theo thời gian chứ không hề giảm đi. Nó là yếu tố nằm trong gen nên thường nằm sâu trong lớp biểu bì. Dĩ nhiên nó khó trong điều trị và rất dễ tái phát.

  1. Mang thai

Trong thời gian mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi, rối loạn ở các cơ quan nội tạng như: da, đường tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh, trong đó biến đổi về nội tiết thường gây nhiều phiền muộn cho bà bầu, bởi nó để lại những hậu quả lâu dài trên làn da.

Phần lớn, khi mang thai, da của phụ nữ trở nên xỉn màu, lỗ chân lông to, vùng chữ T bóng nhờn, môi thâm, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám…

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Mặt khác, khi mang thai, lượng hormone estrogen và progesteron tăng, cùng với lưu lượng máu tăng cao.

 Chính sự thay đổi này kích thích việc hình thành các phân tử tyrosine (tiền hắc sắc tố melanin) nằm ở vùng sinh sản tế bào da bị oxy hóa. Đó là nguyên nhân trực tiếp gây nên nám da. 

  1. Tuổi tác:

Theo số liệu thống kê có khoảng 15% phụ nữ bước sang độ tuổi từ 25-30 tuổi. Đây là độ tuổi có thể gặp phải nám da ở cấp độ nhẹ. Khoảng 40% phụ nữ ở độ tuổi trên 30 thường gặp nám da ở cấp độ nặng. Sau 40 tuổi, phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Sự rối loạn nội tiết tố estrogen bị thiếu hụt sẽ kích thích sự phát triển của các hắc sắc tố melamin và gây ra nám da. Các vết nám có thể xuất hiện trong giai đoạn này như nám da mặt, nám trên cánh tay, nám da chân…

Trên đây là một số thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng nám da. Ngoài các nguyên nhân không thể thay đổi được như liên quan đến nội tiết thì với các nguyên nhân khác chúng ta có thể thay đổi. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích để có thể  học cách thay đổi, chăm sóc da nám. Chúc các bạn luôn có một làn da khỏe mạnh!

Để lại một bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Image Newsletter